Lập kế hoạch truyền thông là những bước làm trước khi đưa ra chiến dịch quảng cáo của mỗi doanh nghiệp. Đây là yếu tố chiếm tỷ trọng quyết định thành công cao nhất trong chiến dịch quảng cáo của mỗi doanh nghiệp. Vậy các bước lập kế hoạch truyền thông dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có những chiến lược riêng và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.
1 – Những điều cần biết trước khi lập kế hoạch truyền thông.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những các vận hành khác nhau cùng với đó là quy mô doanh nghiệp, chi phí dành cho marketing quảng cáo vì vậy sẽ có những chiến lược và kế hoạch truyền thông khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Trên thế giới có rất nhiều những mô hình lập kế hoạch truyền thông thông quảng cáo khác nhau. Mỗi nhà quảng cáo nên lựa chọn ra những mô hình phù hợp với doanh nghiệp của mình để tối ưu chi phí và đem lại hiệu quả cao.
Vì vậy trước khi triển khai truyền thông quảng cáo mỗi doanh nghiệp nên đưa ra được kế hoạch và bám sát theo những kế hoạch đã đưa ra để công việc được triển khai thống nhất và động bộ.
2 – Các bước lập kế hoạch truyền thông gợi ý cho doanh nghiệp.
Bước 1: Đánh giá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên mỗi doanh nghiệp vận hành sẽ có những quy mô và tài chính khác nhau cùng với đó là sự nổi tiếng của thương hiệu mà phải có những bản kế hoạch cụ thể.
VD: Các doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng sau rất nhiều năm họ không ngại chi tiền cho quảng cáo, họ thu lại được sự nổi tiếng của thương hiệu vì vậy việc triển khai quảng cáo của họ cũng dễ dàng và được công chúng đón nhận.
Doanh nghiệp nên xác định sản phẩm, dịch vụ của mình là gì và đánh giá những điểm lợi ích của sản phẩm, dịch vụ trước khi quảng cáo.
Phân tích tổng quan về sản phẩm, dịch vụ những ưu và nhược điểm như vậy doanh nghiệp có được cái nhìn đa chiều và nắm chắc những thông tin để cung cấp cho công chúng.
Bước 2 – Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Đây là một trong những khó khăn đầu tiên của doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường. Bởi vì thị phần của doanh nghiệp bị thu hẹp lại do các đối thủ cạnh tranh.
Bước này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sản phẩm, dịch vụ của mình ưu điểm hơn hay cần phải khắc phục những gì so với đối thủ.
Phân tích sự thành công của đối thủ khi truyền thông quảng cáo sẩn phẩm, dịch vụ này hay những sự cố cần rút kinh nghiệm từ đối thủ để tránh cho doanh nghiệp mình không mắc phải.
Phân tích đối thủ đã làm gì? Đang làm gì? để có những đánh giá và tiếp thu học hỏi giúp hoàn thiện hơn kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp.
Bước 3 – Xác định mục tiêu truyền thông.
Mỗi chiến dịch quảng cáo doanh nghiệp nên xác định mục tiêu và mức độ hoàn thành của chiến dịch. Đưa ra những chỉ số cụ thể để đưa ra kết luận được mức độ thành công của chiến dịch.
Ở đây nhiều doanh nghiệp sẽ dựa vào mô hình SMART cụ thể như sau:
Specific – Cụ thể mục tiêu là gì như: Chuyển đổi, phủ sóng, nhận biết v.v…
Measurable – Có thể đo lường được: Lượng người quan tâm, số lượng mua hàng, giá trị quy đổi…
Achievable – Có thể đo đạt được: Số người tiếp cận, lượng người xem hoặc yêu thích….
Realistic – Thực tế: Thực tế đạt được sau khi kết thúc chiến dịch ra sao
Time – focused – Tập trung vào yếu tố thời gian: Thời gian để có thể đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra trong kế hoạch truyền thông.
Bước 4 – Xác định phân khúc thị trường:
Mỗi dịch vụ, sản phẩm khi được quảng cáo sẽ phải có những phân khúc thị trường và thị trường tiềm năng. Bởi nếu như xác định sai phân khúc thị trường sẽ dẫn tới kế hoạch truyền thông bị phá sản hoàn toàn.
Phân khúc khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp và giảm bớt áp lực cạnh tranh đối với các đối thủ giúp doanh nghiệp thành công hơn.
Bước 5 – Xác định khách hàng và nhân khẩu học của khách hàng.
Xác định nhân khẩu học của khách hàng thông qua các chiến dịch thăm dò thị trường, phiếu khảo sát… giúp cho việc quảng cáo được tối ưu và đúng với khách hàng đang có nhu cầu nhất.
Xác định kỹ đối tượng mà doanh nghiệp muốn nhắm tới và đáp ứng những nhu cầu, thắc mắc của khách hàng.
Xem thêm: Tìm hiểu truyền thông là gì và thông tin cần nắm rõ