Hướng đến xóa bỏ những định kiến và rào cản tiêu cực về vẻ đẹp ở nữ giới, thúc đẩy vẻ đẹp tích cực và đa dạng sẽ giúp mỗi người phụ nữ và trẻ em gái có thể trở thành phiên bản tự tin và tốt nhất của mình. Đó cũng là mục tiêu của tọa đàm “Vẻ đẹp Tích cực và Đa dạng” do Unilever Việt Nam thực hiện.
Theo khảo sát Mirror Mirror do viện MSD thực hiện vào tháng 3/2023 trên 2.000 phụ nữ Việt Nam từ 16-40 tuổi, 60% không tự tin về ngoại hình của họ. Trong đó, khuôn mặt, hình thể là những yếu tố khiến họ lo lắng nhất. Cứ 10 phụ nữ thì 6 phụ nữ không tự tin họ có vị trí và tầm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Điều này cho thấy phụ nữ vô hình trung vẫn bị đóng khung trong những khuôn mẫu và chuẩn mực về vẻ đẹp và vai trò của chính mình.
Với hơn một tỷ người trên thế giới sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân và sắc đẹp của Unilever hằng ngày, Unilever không ngừng nỗ lực tận dụng quy mô và mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp nhằm xây dựng và lan tỏa những mục đích tốt đẹp. Cụ thể là truyền cảm hứng và khuyến khích lòng tự tôn và sự tự tin vào vẻ đẹp tích cực và đa dạng của phụ nữ, để từ đó, nữ giới có thể phá vỡ những rào cản và phát triển hơn nữa.
Vì vậy, Unilever Việt Nam đã kết hợp cùng Hội LHPN Việt Nam, UN Women và MSD tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp Tích cực và Đa dạng” với mong muốn góp phần xóa tan các rào cản đối với sự tự tin, khuyến khích lòng tự tôn của phụ nữ và trẻ em gái vào các giá trị riêng biệt để phát huy tối đa các tiềm năng của mình.
Chương trình “Vẻ đẹp tích cực và đa dạng” hướng đến bình đẳng giới
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các đại diện từ Hội Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UN Women, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, NGO, các chuyên gia trong lĩnh vực bình đẳng giới, đại diện phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật, cùng các đại biểu tham dự trực tuyến là phụ nữ, thanh niên, các tổ chức xã hội ở nhiều tỉnh thành cả nước.
Cũng trong buổi tọa đàm, các diễn giả đến từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Unilever Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng (ACDC), nhà văn Hoàng Anh Tú, và đại diện thanh niên, đã chia sẻ các góc nhìn hướng tới truyền cảm hứng và khuyến khích sự tự tin và tự tôn vào vẻ đẹp tích cực, đa dạng của phụ nữ và trẻ em gái.
Phiên thảo luận với nhiều góc nhìn thú vị và đa dạng về vẻ đẹp của phụ nữ
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ: “Với chiến dịch ‘Vẻ đẹp Tích cực’, chúng tôi muốn phá bỏ những định kiến đang là rào cản đối với sự tự tin vào bản thân của người phụ nữ. Thiết lập một cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về vẻ đẹp sẽ giúp các em gái và phụ nữ tự tin hơn, phát triển tốt hơn, từ đó đóng góp hiệu quả hơn cho gia đình và xã hội.”
Nữ Chủ tịch của Unilever Việt Nam chia sẻ về tầm nhìn vẻ đẹp tích cực
Trong suốt 28 năm tại Việt Nam, Unilever và các nhãn hàng đã thực hiện nhiều hoạt động tôn vinh vẻ đẹp tích cực và đa dạng của phụ nữ, nâng cao sự tự tin và lòng tự tôn cho nữ giới, từ đó họ có thể nắm bắt các cơ hội, theo đuổi ước mơ. Điều này góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.
Chương trình “Mái tóc của tôi, lựa chọn của tôi” từ Dove là một ví dụ điển hình. Chương trình giúp xóa bỏ định kiến về cái đẹp và cổ vũ cho sự tự tin cơ thể thông qua việc thúc đẩy các lựa chọn kiểu tóc, màu tóc đa dạng, gỡ bỏ định kiến về màu tóc cho phụ nữ. Trong thời gian tới, Dove sẽ tiếp tục thúc đẩy các thông điệp ủng hộ vẻ đẹp tích cực của phụ nữ trên các kênh truyền thông và đẩy mạnh hoạt động hợp tác giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về đề tài này thông qua chia sẻ các tài liệu chuyên môn dành cho nhà giáo dục, cha mẹ, thủ lĩnh thanh niên…
Trong tháng 4 sắp tới, Unilever Việt Nam cũng sẽ phối hợp với Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 100 phụ nữ khuyết tật nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng kinh doanh đồng thời ứng dụng công nghệ số tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
Lớp tập huấn sẽ có sự tham gia của các chuyên gia đào tạo trong lĩnh vực công nghệ số và kiến thức kỹ năng kinh doanh, lãnh đạo và cán bộ Hội Phụ nữ, Unilever Việt Nam, đại diện Liên hiệp Hội Người khuyết tật Việt Nam, cán bộ Hội Phụ nữ cấp cơ sở và phụ nữ khuyết tật trên địa bàn TP. Hà Nội.