Cách phân biệt Marketing và Truyền Thông trong hoạt động kinh doanh thẩm mỹ

Những điều cần biết về truyền thông số hiện nay

Share This Post

Hiện nay cách phân biệt giữa truyền thông và marketing khá giống nhau nên dễ khiến nhiều người lầm tưởng. Cùng Wba phân biệt để giúp bạn hiểu rõ hơn và làm đúng các hoạt động truyền thông marketing cho doanh nghiệp mình nha.

Cách phân biệt marketing và Truyền Thông trong hoạt động kinh doanh thẩm mỹ

Marketing trong hoạt động kinh doanh ngành thẩm mỹ là gì?

Cách phân biệt marketing và Truyền Thông trong hoạt động kinh doanh thẩm mỹ

Marketing là quá trình mà những cá nhân hoặc tập thể đạt được những gì họ cần và muốn thông qua việc tạo lập, cống hiến, và trao đổi tự do giá trị của các sản phẩm và dịch vụ với nhau.

Marketing trong hoạt động kinh doanh ngành thẩm mỹ cũng vậy. Đây là công việc giúp cho sản phẩm đến với khách hàng một cách dễ dàng thông qua những chiến lược về sản phẩm, về giá, phân phối và xúc tiến. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, xúc tiến luôn là vấn đề được doanh nghiệp dành sự quan tâm nhiều hơn cả do nó góp phần đem lại thương hiệu và doanh thu cho nghiệp một cách nhanh chóng.

Tóm lại mục tiêu cuối cùng của Marketing kinh doanh ngành thẩm mỹ là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đem đến cho khách hàng sự hài lòng, để từ đó doanh nghiệp có thể “vượt mặt” đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.

Truyền thông trong hoạt động kinh doanh ngành thẩm mỹ là gì?

Truyền thông đại chúng nói riêng và truyền thông kinh doanh ngành thẩm mỹ nói chung là quá trình tổng hợp các hoạt động đưa thương hiệu của một doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, công chúng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền miệng, truyền thanh, truyền hình, … hình ảnh và thông điệp của một doanh nghiệp sẽ được lan tỏa đến nhiều nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Theo đó, các hình ảnh, video, ấn phẩm truyền thông phải được được xây dựng một cách thiết thực, phù hợp và độc đáo. 

Cách phân biệt marketing và Truyền Thông trong hoạt động kinh doanh thẩm mỹ

Tuy nhiên, ngày nay trên truyền thông còn có một khái niệm Truyền thông khác:

Truyền thông marketing kết hợp (IMC – Integrated Marketing Communication) là khái niệm về sự hoạch định truyền thông marketing nhằm xác định giá gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều đặn, hiệu quả tối đa. – Hiệp hội các Đại lý Quảng cáo Mỹ 4As.

Điểm khác nhau giữa truyền thông và marketing 

Cách phân biệt marketing và Truyền Thông trong hoạt động kinh doanh thẩm mỹ

 Mục đích cốt lõi của truyền thông và Marketing

Mục đích cốt lõi của lĩnh vực Marketing là tạo ra doanh số, nên trọng tâm của hoạt động Marketing sản phẩm và doanh thu. Một số đầu việc chính trong Marketing có thể nhắc đến như: xác định khách hàng, phát triển sản phẩm, xây dựng giá cả, lựa chọn nơi truyền thông sản phẩm. Không chỉ có doanh nghiệp mà cả những tổ chức phi lợi nhuận cũng cần phải phải có bộ phận Marketing nhằm quảng bá thương hiệu để thu hút sự tham gia từ cộng đồng, gây quỹ hoặc kêu gọi tài trợ kinh phí từ các nhà hảo tâm.

Trong khi đó, hoạt động truyền thông (Communication) được thiết kế với nhiều mục đích cụ thể hơn, hướng đến việc nhận diện thương hiệu là chính yếu. Một số mục đích cụ thể của hoạt động truyền thông có thể kể đến như:

  • Xây dựng chiến lược thương hiệu– Brand awareness
  • Cung cấp thông tin cho khách hàng về doanh nghiệp– Informational objectives
  • Tác động trực tiếp đến khách hàng bằng cách: Thuyết phục – Persuasive objectives, nhắc nhở về độ nhận diện thương hiệu – Reminder objectives
  • Hỗ trợ tốt trong việc xây dựng thương hiệu – Brand building
  • Tác động uốn nắn nhận thức của khách hàng về thương hiệu – Change a perception
  • Tạo nhu cầu về việc tiêu thụ sản phẩm – Need a product
  • So sánh thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh – Comparing competition

Trong thực tế, tùy thuộc vào loại hình và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp mà Communication không nhất thiết phải là một phần trong hoạt động Marketing. Tuy vậy, ở đa số các doanh nghiệp Việt Nam thì Communication nằm trong Marketing. Dù là đứng riêng hay nằm trong Marketing, Communication luôn phải đảm nhiệm một số vai trò chính như:

  • Nhận biết đối tượng mục tiêu
  • Xác định thông điệp định vị
  • Chiến lược tiếp cận và thông điệp sử dụng

Đối tượng mục tiêu của truyền thông và marketing

Chính vì sự khác nhau về mục đích cốt lõi nên đối tượng mục tiêu mà truyền thông và marketing hướng đến cũng có sự khác biệt. Với mục đích là bán hàng, đối tượng của Marketing là các khách hàng mục tiêu sẵn sàng chi tiền để mua các sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Trong khi đó, đối tượng mục tiêu mà truyền thông hướng tới lại đa dạng hơn rất nhiều, đó có thể là nhóm khách hàng mục tiêu, nhân viên nội bộ, cư dân trong khu phố, nhà chức trách, cán bộ hay thậm chí là toàn dân. Một số dẫn chứng về đối tượng của truyền thông mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy là những ngôi sao quốc tế thường có người đảm nhiệm vị trí quản lý truyền thông, các chính trị gia cũng tuyển cho mình một giám đốc truyền thông hay ở các công ty có hẳn vị trí chuyên viên truyền thông nội bộ lo nhiệm vụ đối nội với cán bộ nhân viên.

Như vậy Wba đã đem đến cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về sự khác biệt giữa truyền thông và marketing trong hoạt động kinh doanh ngành thẩm mỹ. Hy vọng sẽ giúp bạn chọn nơi truyền thông và marketing hợp lý.

Liên hệ Công ty TNHH Truyền thông Sự kiện Phạm Gia Media

  • Hotline: 0938.699.786
  • Email: phamquocnamt@gmail.com
  • Địa chỉ: 1073/59 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Fanpage: Phạm Gia Media

 

Subscribe To Our Newsletter

Get updates and learn from the best

Xem Thêm